12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội
logo
Cấp cứu
0915829065
Khoa khám bệnh
0985777608
Hotline
0982414127
Tổng đài CSKH
19006155

CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN IDSA 2021 VỀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM VI KHUẨN ĐA KHÁNG: ESBL-E, CRE VÀ DTR - P.AERUGINOSA


 

Ngày 1/4/2021, Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) cập nhật các khuyến cáo về việc điều trị nhiễm khuẩn do Enterobacterales sinh β-lactamase phổ rộng (ESBL-E), Enterobacterales kháng carbapenem (CRE) và Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc khó trị (DTR- P. aeruginosa). Hướng dẫn này tập trung vào các khuyến cáo về điều trị đầu tay và thay thế khi đã xác định được vi khuẩn đa kháng và có kết quả kháng sinh đồ. Hướng dẫn được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Các khuyến cáo về lựa chọn kháng sinh dựa trên giả định là vi khuẩn còn nhạy với kháng sinh được khuyến cáo. Ngoài các phác đồ đầu tay, IDSA cũng đưa ra các phác đồ thay thế khi không dung nạp hoặc không có sẵn các thuốc đầu tay.

1. Lựa chọn loại kháng sinh

1.1. Enterobacterales sinh β-lactamase phổ rộng (ESBL-E)

Khuyến cáo về lựa chọn kháng sinh cho nhiễm ESBL-E

Nhiễm khuẩn

Đầu tay

Thay thế

Viêm bàng quang 

Nitrofurantoin, trimethoprim-sulfamethoxazol

Amoxicillin-clavulanat, aminoglycosid một liều duy nhất, fosfomycin (chỉ E. coli ) 

ciprofloxacin, levofloxacin, ertapenem, meropenem, imipenem-cilastatin 

Viêm bể thận hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng a 

Ertapenem, meropenem, imipenem-cilastatin, ciprofloxacin, levofloxacin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol

 

Nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu 

Meropenem, imipenem-cilastatin, ertapenem 

Xem xét xuống thang bằng ciprofloxacin, levofloxacin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole b 

 

a  Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng là nhiễm khuẩn đường niệu mà có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường niệu-sinh dục hoặc bất cứ nhiễm khuẩn tiết niệu nào ở nam.

b Có thể xem xét xuống thang bằng đường uống sau nếu vi khuẩn nhạy với kháng sinh uống, bệnh nhân hết sốt và huyết động ổn định, kiểm soát được nguồn nhiễm khuẩn và hấp thu bình thường qua đường uống.

 

Câu hỏi 1: Có vai trò của piperacillin-tazobactam hoặc cefepime trong điều trị nhiễm khuẩn do ESBL-E khi kháng sinh đồ chứng minh còn nhạy với piperacillin-tazobactam không?

Khuyến cáo: Tránh dùng piperacillin-tazobactam hoặc cefepime để điều trị nhiễm khuẩn do ESBL-E, ngay cả khi còn nhạy cảm. Khi đã khởi đầu piperacillin-tazobactam hoặc cefepim ở phác đồ kinh nghiệm cho viêm bàng quang trước khi xác định căn nguyên là ESBL-E, nếu lâm sàng cải thiện, thì không cần đổi thuốc hoặc mở phổ.

Câu hỏi 2:  Lựa chọn kháng sinh nào nếu nhiễm E.coliK.pneumoniaeK.oxytoca hoặc P.mirabilis không nhạy với ceftriaxone mà xét nghiệm kiểu hình ESBL âm tính?

Khuyến cáo: Lựa chọn kháng sinh dựa trên kết quả kháng sinh đồ

Câu hỏi 3: Lựa chọn kháng sinh nào nếu nhiễm E.coli, K.pneumoniaeK.oxytoca hoặc P. mirabilis không nhạy với ceftriaxon nếu không xác định được gen bla CTX-M?

Khuyến cáo: Ưu tiên điều trị bằng carbapenem vì không có gen bla CTX-M không có nghĩa loại trừ được các gen ESBL khác.

1.2. Enterobacterales kháng carbapenem (CRE)

Khuyến cáo về lựa chọn kháng sinh cho nhiễm CRE

Nhiễm khuẩn

Đầu tay

Thay thế

Viêm bàng quang 

 

Ciprofloxacin, levofloxacin, trimethoprim/sulfamethoxazol (cotrimoxazol), nitrofurantoin, hoặc một liều duy nhất aminoglycosid

Ceftazidime-avibactam, meropenem-vaborbactam, imipenem-cilastatin- relebactam, cefiderocol 

Meropenem a (truyền tiêu chuẩn): chỉ khi kháng ertapenem + nhạy với meropenem + test carbapenemase không có hoặc âm tính 

Colistin (khi không có lựa chọn thay thế nào khác) 

Viêm bể thận hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng b 

 

Ceftazidime-avibactam, meropenem- vaborbactam, imipenem-cilastatin-relebactam, cefiderocol 

Aminoglycosid 1 lần/ngày

Meropenem a (truyền kéo dài): chỉ khi kháng ertapenem + nhạy với meropenem + test carbapenemase không có hoặc âm tính 

 

Nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu 

kháng ertapenem + nhạy với meropenem + test carbapenemase không có hoặc âm tính 

Meropenem a (truyền kéo dài) 

Ceftazidim-avibactam 

Nhiễm trùng bên ngoài đường tiết niệu 

kháng ertapenem + kháng meropenem + test carbapenemase không có hoặc âm tính 

Ceftazidim-avibactam, meropenem- vaborbactam, imipenem-cilastatin-relebactam 

Cefiderocol 

Tigecyclin, eravacyclin (thường giới hạn ở nhiễm trùng  ổ bụng) 

Xác định là Klebsiella pneumoniae carbapenemases (KPC)  (hoặc carbapenemase dương tính nhưng chưa rõ loại c ) 

Ceftazidim-avibactam, meropenem- vaborbactam, imipenem-cilastatin-relebactam 

Cefiderocol 

Tigecyclin, eravacyclin (thường giới hạn ở nhiễm trùng  ổ bụng) 

Carbapenemase kiểu Metallo-β-lactamase (NDM, VIM, IMP)

Ceftazidim-avibactam+aztreonam, cefiderocol 

Tigecyclin, eravacyclin (thường giới hạn ở nhiễm trùng  ổ bụng) 

Carbapenemase kiểu OXA-48 

Ceftazidim-avibactam 

Cefiderocol 

Tigecyclin, eravacyclin (thường giới hạn ở nhiễm trùng  ổ bụng) 

a Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn do CRE kháng ertapenem nhưng nhạy với meropenem là do vi khuẩn không sinh carbapenemases gây ra.

b Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng là nhiễm khuẩn đường niệu mà có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường niệu-sinh dục hoặc bất cứ nhiễm khuẩn tiết niệu nào ở nam.

c Phần lớn các trường hợp nhiễm Enterobacterales sinh carbapenemase ở Hoa Kỳ là do vi khuẩn tạo ra Klebsiella pneumoniaecarbapenemases (KPC). Nếu Enterobacterales sinh carbapenemase nhưng chưa biết rõ loại carbapenemase thì điều trị như với chủng sinh KPC là hợp lý. Nếu nhiễm CRE, chưa rõ sinh carbapenemase nào và bệnh nhân gần đây tới khu vực lưu hành metallo-β-lactamase (ví dụ: Trung Đông, Nam Á, Địa Trung Hải), điều trị bằng ceftazidime-avibactam + aztreonam hoặc cefiderocol đơn trị. Các phác đồ đầu tay với nhiễm vi khuẩn sinh metallo-β-lactamase cũng có thể áp dụng cho chủng sinh KPC và OXA-48.

 

Câu hỏi 1:  Vai trò của polymyxin trong điều trị nhiễm trùng do CRE?

Khuyến cáo: Nên tránh dùng polymyxin B và colistin để điều trị nhiễm CRE. Colistin có thể cân nhắc là liệu pháp cuối cùng cho viêm bàng quang không biến chứng do CRE.

 

Câu hỏi 2:  Vai trò của phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do CRE?

Khuyến cáo:  Phối hợp kháng sinh (β-lactam kết hợp với aminoglycoside, fluoroquinolone, hoặc polymyxin) không được khuyến cáo thường quy để điều trị nhiễm CRE.

1.3. Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc khó trị (DTR- P. aeruginosa)

Khuyến cáo về lựa chọn kháng sinh cho nhiễm DTR-P.aeruginosa

Nhiễm khuẩn

Đầu tay

Thay thế

Viêm bàng quang 

Ceftolozan-tazobactam, ceftazidim-avibactam, imipenem-relebactam, cefiderocol, hoặc một liều duy nhất aminoglycosid 

Colistin 

Viêm bể thận hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng a 

Ceftolozan-tazobactam, ceftazidim-avibactam, imipenem-cilastatin-relebactam, cefiderocol 

Aminoglycosid 1 lần/ngày

Nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu 

Ceftolozan-tazobactam, ceftazidim-avibactam hoặc imipenem-cilastatin-relebactam 

Cefiderocol 

 

 

Aminoglycoside liều duy nhất:  với nhiễm khuẩn huyết không biến chứng và đã kiểm soát hoàn toàn nguồn nhiễm khuẩn b 

a  Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng là nhiễm khuẩn đường niệu mà có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường niệu-sinh dục hoặc bất cứ nhiễm khuẩn tiết niệu nào ở nam.

b Nhiễm khuẩn huyết không biến chứng bao gồm nhiễm khuẩn huyết đường vào từ tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn huyết qua catheter mà đã loại bỏ catheter (nguồn nhiễm khuẩn)

 

Câu hỏi 1:  Vai trò của phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do DTR-P.aeruginosa ?

Khuyến cáo: Phối hợp kháng sinh không được khuyến cáo thường quy cho nhiễm DTR- P.aeruginosa nếu kháng sinh đồ cho thấy còn nhạy với kháng sinh đầu tay (ceftolozane-tazobactam, ceftazidime-avibactam, hoặc imipenem-cilastatin-relebactam).

2. Lựa chọn liều kháng sinh

Liều kháng sinh trong điều trị nhiễm ESBL-E, CRE và DTR- P.aeruginosa

Kháng sinh

Liều cho người lớn với chức năng gan, thận bình thường

Amikacin 

 

Viêm bàng quang: 15 mg/kg IV chỉ một liều duy nhất

Nhiễm khuẩn khác: liều đầu 20 mg/kg IV ; liều tiếp theo và khoảng thời gian dùng thuốc dựa trên dược động học 

Amoxicillin-clavulanate

Viêm bàng quang: 875 mg (thành phần amoxicillin) PO mỗi 12 giờ 

Cefiderocol 

2 g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ 

Ceftazidim-avibactam 

2,5 g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ 

Ceftazidim-avibactam và aztreonam (truyền cùng nhau) 

Ceftazidime-avibactam: 2,5g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ + Aztreonam: 2g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ 

Ceftolozan-tazobactam 

 

Viêm bàng quang: 1,5 g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 1 giờ 

Nhiễm khuẩn khác: 3 g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ 

Ciprofloxacin 

400 mg IV mỗi 8 giờ hoặc 750 mg PO mỗi 12 giờ 

Colistin 

Liều đầu: 300mg(~9 triệu IU) truyền trong 0,5-1 giờ và sau 12-24 giờ mới dùng liều duy trì

Liều duy trì: 300–360 mg CBA (~ 9–10,9 triệu IU) chia 2 lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần truyền trong 0,5-1 giờ

Eravacyclin

1 mg/kg IV mỗi 12 giờ 

Ertapenem 

1 g IV mỗi 24 giờ, truyền trong 30 phút 

Fosfomycin 

Viêm bàng quang: 3 g PO một liều duy nhất

Gentamicin 

 

Viêm bàng quang: 5 mg / kg  IV một liều duy nhất 

Nhiễm khuẩn khác: liều đầu 7 mg/kg IV ; liều tiếp theo và khoảng thời gian dùng thuốc dựa trên dược động học 

Imipenem-cilastatin 

 

Viêm bàng quang (truyền tiêu chuẩn): 500 mg IV mỗi 6 giờ, truyền trong 30 phút 

Nhiễm khuẩn khác (truyền kéo dài): 500 mg IV mỗi 6 giờ, truyền trong 3 giờ 

Imipenem-cilastatin-relebactam 

1,25 g IV mỗi 6 giờ, truyền trong 30 phút 

Levofloxacin 

750 mg IV/PO mỗi 24 giờ 

Meropenem 

 

Viêm bàng quang (truyền tiêu chuẩn): 1 g IV mỗi 8 giờ 

Nhiễm khuẩn khác (truyền kéo dài): 2 g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ 

Meropenem-vaborbactam 

4 g IV mỗi 8 giờ, truyền trong 3 giờ 

Nitrofurantoin 

Viêm bàng quang: macrocrystal/monohydrat (Macrobid®) 100 mg PO mỗi 12 giờ
Viêm bàng quang: Hỗn dịch uống: 50 mg mỗi 6 giờ 

Plazomicin 

 

Viêm bàng quang: 15 mg / kg IV một liều duy nhất

Nhiễm khuẩn khác: Liều đầu 15 mg / kg  IV; liều tiếp theo và khoảng thời gian dùng thuốc dựa trên dược động học 

Polymyxin B 

Liều đầu 2,0–2,5 mg/kg (tương đương 20.000–25.000 IU/kg) truyền trong 1 giờ,

Liều duy trì 1,25–1,5 mg/kg (tương đương 12.500–15.000 IU/) mỗi 12 giờ, truyền trong 1 giờ.

Tigecycline 

 

Nhiễm khuẩn ổ bụng không biến chứng (liều chuẩn): liều đầu 100 mg IV, sau đó 50 mg IV mỗi 12 giờ 

Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng (liều cao): liều đầu 200 mg IV, sau đó 100 mg IV mỗi 12 giờ 

Tobramycin 

 

Viêm bàng quang: 7 mg/kg  IV một liều duy nhất

Nhiễm khuẩn khác: liều đầu 7 mg/kg  IV; liều tiếp theo và khoảng thời gian dùng thuốc dựa trên dược động học 

Trimethoprim-sulfamethoxazol

 

Viêm bàng quang: 160 mg (thành phần trimethoprim) IV/PO mỗi 12 giờ 

Nhiễm khuẩn khác: 8–10 mg/kg/ngày (thành phần trimethoprim) IV/PO chia 8–12 giờ một lần; liều tối đa 320 mg PO mỗi 8 giờ 

Viết tắt: IV: đường tĩnh mạch;  PO: đường uống.

 

Tài liệu tham khảo

1.       Pranita D Tamma, Samuel L Aitken, Robert A Bonomo, Amy J Mathers, David van Duin, Cornelius J Clancy, Infectious Diseases Society of America Guidance on the Treatment of Extended-Spectrum β-lactamase Producing Enterobacterales (ESBL-E), Carbapenem-Resistant Enterobacterales (CRE), and Pseudomonas aeruginosa with Difficult-to-Treat Resistance (DTR-P. aeruginosa), Clinical Infectious Diseases, Volume 72, Issue 7, 1 April 2021, Pages 1109–1116, https://doi.org/10.1093/cid/ciab295

Link: https://academic.oup.com/cid/article/72/7/1109/6217047

2.       Tsuji BT, Pogue JM, Zavascki AP, et al. International Consensus Guidelines for the Optimal Use of the Polymyxins: Endorsed by the American College of Clinical Pharmacy (ACCP), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID), Infectious Diseases Society of America (IDSA), International Society for Anti-infective Pharmacology (ISAP), Society of Critical Care Medicine (SCCM), and Society of Infectious Diseases Pharmacists (SIDP). Pharmacotherapy. 2019;39(1):10-39. doi:10.1002/phar.2209

Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7437259/

Biên soạn

DS. Trần Thị Thu Thủy – Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Hiệu đính

DS CK II. Nguyễn Thị Dừa – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Th.S Vũ Bích Hạnh – Phó trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

TS. Nguyễn Tứ Sơn – Bộ môn Dược lâm sàng Trường ĐH Dược Hà Nội


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
25/04/2025 / bvxanhpon
Ngày 25/4, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an phối hợp cùng Công an TP Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Sở Y tế TP Cần Thơ, Bệnh viện Trường Đại học Nam Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức thăm khám, cấp phát
13/04/2025 / Admin
Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ghi nhận nhiều trường hợp một số cá nhân mạo danh bác sĩ của Bệnh viện để tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh hoặc tham gia các hoạt động chuyên môn về y tế dưới danh nghĩa là người của Bệnh viện.
28/03/2025 / Admin
Hòa chung không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước, ngày 26/3/2025, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức lễ kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025). Sự kiện không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn mà còn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí cống hiến của tuổi trẻ bệnh viện trong giai đoạn mới.
26/03/2025 / Admin
Nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của nghề Công tác xã hội, đồng thời ghi nhận những đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ Công tác xã hội và các nhà hảo tâm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3.
28/02/2025 / Admin
Căn cứ theo Kế hoạch số 492 của Sở Y tế Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025), và thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ cùng Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, chiều ngày 27/02 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã long trọng tổ chức LỄ KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM – ngày lễ đặc biệt nhằm tôn vinh những người đã và đang cống hiến hết mình vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Buổi lễ có sự tham dự của Đồng chí Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, người đã có bài
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/Anh hoat dong/khoa noi 2/z6000698776434_b8b711e39912fc7a28584b08e262af4d.jpg

Khoa nội 2

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed104.jpg

Ảnh các khoa, phòng

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed (59).jpg

Ảnh các khoa, phòng 3

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed (36).jpg

Ảnh các khoa, phòng 2

/images/companies/huyhieu/50 nam benh vien/DSC_7908.JPG

Kỷ niệm 50 năm Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

VCB Bidv MB Bank Bidv MB Bank VCB Vietcombank Vietcombank Tech Tech SHB SHB PVCombank PVCombank GPBank GPBank CBBank CBBank
Copyright 2017 © bvxanhpon.vn