12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội
logo
Cấp cứu
0915829065
Khoa khám bệnh
0985777608
Hotline
0982414127
Tổng đài CSKH
19006155

KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ BÀO,VIÊM QUẦNG

1. Đại cương về viêm mô bào, viêm quầng

Bảng  1. So sánh viêm mô tế bào và viêm quầng

 

Viêm mô tế bào (cellulitis)

Viêm quầng (erysipelas)

Vùng da viêm

Viêm mô bào là nhiễm trùng ở lớp hạ bì sâu và mô dưới da

Viêm quầng là tình trạng nhiễm trùng ở lớp hạ bì nông và mạch bạch huyết nông

Dịch tễ

Phổ biến hơn ở người trung niên và người già

Phổ biến hơn ở trẻ em và người già

Vi sinh

Phổ biến nhất: liên cầu khuẩn tan huyết beta

S. aureus (nhạy cảm hoặc kháng methicillin): ít phổ biến hơn nhưng cần lưu ý đặc biệt.

Nếu có áp xe da: 75% trường hợp là S. aureus

Yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA xem Bảng 2

 

Triệu chứng lâm sàng

 

·         Biểu hiện tại chỗ ở các vùng da viêm: ban đỏ, phù nề, nóng ran, có thể có các đốm xuất huyết trên vùng da đỏ.

·         Sốt và biểu hiện toàn thân khác của nhiễm trùng cũng có thể có.

·         Xảy ra phổ biến nhất ở chi dưới.

Khởi phát

Cấp tính

Triệu chứng toàn thân như: sốt cao, rét run, nhức đầu có thể xuất hiện trước các biểu hiện tại chỗ

Chậm

Biểu hiện tại chỗ vài ngày

Ranh giới giữa vùng da có/không có mô viêm

Vùng da viêm quầng nhô cao hơn vùng da xung quanh với sự ranh giới rõ ràng giữa vùng da có và không có mô viêm

Có thể không rõ ràng

Mủ

Không

Có/không

Điều trị

Lựa chọn kháng sinh cần bao phủ được các tác nhân thường gặp và có thể tham khảo khuyến cáo từ NICE 2019 tại mục 2

 Picture1.png

Hình  1. Viêm mô bào, viêm quầng và áp xe da

 Picture2.jpgPicture3.jpgPicture4.jpg

Hình  2. Viêm quầng ở cẳng chân.

Hình  3. Viêm mô bào ở mắt cá chân

Hình  4. Áp xe da

 

Bảng  2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến chăm sóc sức khỏe bao gồm:

Nhập viện gần đây

Sống trong một cơ sở chăm sóc dài ngày (như nhà dưỡng lão)

Phẫu thuật gần đây

Chạy thận nhân tạo

Các yếu tố nguy cơ khác với nhiễm MRSA bao gồm:

Nhiễm HIV

Tiêm chích ma túy

Sử dụng kháng sinh trước đó

 

 

 

2. Khuyến cáo sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm mô bào và viêm quầng theo hướng dẫn NICE 2019

duoc2.png

Bảng  3. Lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân người lớn (trên 18 tuổi) cho điều trị viêm quầng và viêm mô bào

Kháng sinh1

Liều và độ dài đợt điều trị2

Lựa chọn ban đầu (ưu tiên đường uống nếu có thể)

Ưu tiên

Flucloxacillin

500 mg-1 g, 4 lần/ngày, PO, 5-7 ngày3

Hoặc 1-2 g, 4 lần/ngày IV4

Dị ứng penicillin hoặc  không thể dùng flucloxacillin

Clarithromycin

500 mg, 2 lần/ngày, PO, 5-7 ngày3

Hoặc 500 mg, 2 lần/ngày, IV4

Erythromycin (phụ nữ có thai)

500 mg, 4 lần/ngày, PO, 5-7 ngày3

Doxycycline

200 mg ngày đầu, sau đó 100mg x 1 lần/ngày, PO, tổng 5-7 ngày3

Lựa chọn ban đầu nếu nhiễm trùng gần mắt, mũi5 (hội chẩn bác sĩ chuyên khoa, ưu tiên đường uống nếu có thể)

Ưu tiên

Co-amoxiclav (amoxicillin/clavulanic acid)

500/125 mg, 3 lần/ngày, PO, 7 ngày3

Hoặc 1.2 g, 3 lần/ngày, IV4

Dị ứng penicillin hoặc  không thể dùng Co-amoxiclav

Clarithromycin

phối hợp với

Metronidazole

Liều clarithromycin:

500 mg, 2 lần/ngày, PO, 7 ngày 3

Hoặc 500 mg, 2 lần/ngày, IV4

Liều metronidazole:

400 mg, 3 lần/ngày, PO, 7 ngày 3

Hoặc 500 mg, 3 lần/ngày, IV4

Lựa chọn thay thế khi nhiễm trùng nặng

Co-amoxiclav (amoxicillin/clavulanic acid)

500/125 mg, 3 lần/ngày, PO, 7 ngày3

Hoặc 1.2 g, 3 lần/ngày, IV4

Cefuroxim

750 mg-1.5 g, 3-4 lần/ngày, IV4

Clindamycin

150-300 mg, 4 lần/ngày (có thể tăng tới 450 mg, 4 lần/ngày), PO,

7 ngày3

Hoặc 600 mg tới 2.7 g/ngày IV chia 2-4 lần, nếu nhiễm trùng đe dọa tính mạng có thể    tăng tới 4.8 g/ngày (tối đa 1.2 g/lần)4

Ceftriaxone (chỉ với chăm sóc ngoại trú - ambulatory care6)

2 g, 1 lần/ngày, IV4

Kháng sinh phối hợp nếu nghi ngờ/chắc chắn nhiễm MRSA (xem thêm Bảng 1.) (Phối hợp các kháng sinh kể trên)6

Vancomycin

15-20 mg/kg, 2-3 lần/ngày, IV (Tối đa 2g/lần), hiệu chỉnh liều theo đo nồng độ thuốc trong máu nếu có thể4

Teicoplanin

Khởi đầu 6 mg/kg mỗi 12 giờ cho 3 liều đầu sau đó 6 mg/kg, 1 lần/ngày,  IV4

Linezolid (chỉ khi không thể dùng vancomycin hoặc teicoplanin)

600 mg, 2 lần/ngày, PO

Hoặc 600 mg, 2 lần/ngày, IV4

Chú thích

1. Có thể cần chỉnh liều cho đối tượng đặc biệt như: suy thận, suy gan, PNCT, PNCCB

2. Liều kháng sinh uống là là liều của các dạng thuốc giải phóng ngay

3. Thời gian điều trị có thể kéo dài hơn (tổng cộng lên đến 14 ngày) tùy theo đánh giá lâm sàng. Tuy nhiên, để da trở lại bình thường cần có thời gian và không thể mong đợi giải quyết hoàn toàn trong 5-7 ngày. 

4. Nếu dung kháng sinh tiêm, đánh giá lại sau 48 giờ và cân nhắc chuyển sang uống nếu có thể và điều trị trong khoảng thời gian thích hợp

5. Nhiễm trùng quanh mắt hoặc mũi (vùng tam giác từ sống mũi đến khóe miệng, hoặc ngay quanh mắt kể cả viêm mô bào ổ mắt) phải đặc biêt lưu ý vì nguy cơ biến chứng nội sọ nghiêm trọng

6. Có thể cân nhắc kháng sinh khác theo kết quả vi sinh và ý kiến bác sĩ chuyên khoa

IV: đường tĩnh mạch, PO: đường uống

 

Tài liệu tham khảo

1. Cellulitis and skin abscess: Epidemiology, microbiology, clinical manifestations, and diagnosis – Uptodate: This topic last updated: Oct 07, 2020.

Link: https://www.uptodate.com/contents/cellulitis-and-skin-abscess-epidemiology-microbiology-clinical-manifestations-and-diagnosis

Truy cập ngày 24/05/2021

2. Cellulitis and skin abscess in adults: Treatment – Uptodate: This topic last updated: May 04, 2021.

Link: https://www.uptodate.com/contents/cellulitis-and-skin-abscess-in-adults-treatment

Truy cập ngày 24/05/2021

3. Erysipelas – MSD manual. Content last modified Feb 2021

Link: https://www.msdmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/bacterial-skin-infections/erysipelas

Truy cập ngày 24/05/2021

4. Cellulitis – MSD manual. Content last modified Feb 2021

Link: https://www.msdmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/bacterial-skin-infections/cellulitis

Truy cập ngày 24/05/2021

5. Cutaneous Abscess – MSD manual. Content last modified Feb 2021

Link: https://www.msdmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/bacterial-skin-infections/cutaneous-abscess

6. Fabre V, Bartlett JG. Cellulitis. Johns Hopkins ABX Guide. The Johns Hopkins University; 2019.

Link:  https://www.hopkinsguides.com/hopkins/view/Johns_Hopkins_ABX_Guide/540106/all/Cellulitis.

Truy cập ngày 24/05/2021.

7. National Institute for Health and Care Excellence (NICE): Guideline on cellulitis and erysipelas – Antimicrobial prescribing (2019)

Link: https://www.nice.org.uk/guidance/ng141

Biên soạn

DS. Trần Thị Thu Thủy – Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Hiệu đính

DS CK II. Nguyễn Thị Dừa – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Th.S Vũ Bích Hạnh – Phó trưởng Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

PGS.TS. Nguyễn Thành Hải – Bộ môn Dược lâm sàng Trường ĐH Dược Hà Nội

TS. Nguyễn Tứ Sơn – Bộ môn Dược lâm sàng Trường ĐH Dược Hà Nội

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
25/04/2025 / bvxanhpon
Ngày 25/4, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an phối hợp cùng Công an TP Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Sở Y tế TP Cần Thơ, Bệnh viện Trường Đại học Nam Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức thăm khám, cấp phát
13/04/2025 / Admin
Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ghi nhận nhiều trường hợp một số cá nhân mạo danh bác sĩ của Bệnh viện để tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh hoặc tham gia các hoạt động chuyên môn về y tế dưới danh nghĩa là người của Bệnh viện.
28/03/2025 / Admin
Hòa chung không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước, ngày 26/3/2025, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức lễ kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025). Sự kiện không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn mà còn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí cống hiến của tuổi trẻ bệnh viện trong giai đoạn mới.
26/03/2025 / Admin
Nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của nghề Công tác xã hội, đồng thời ghi nhận những đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ Công tác xã hội và các nhà hảo tâm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3.
28/02/2025 / Admin
Căn cứ theo Kế hoạch số 492 của Sở Y tế Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025), và thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ cùng Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, chiều ngày 27/02 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã long trọng tổ chức LỄ KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM – ngày lễ đặc biệt nhằm tôn vinh những người đã và đang cống hiến hết mình vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Buổi lễ có sự tham dự của Đồng chí Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, người đã có bài
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/Anh hoat dong/khoa noi 2/z6000698776434_b8b711e39912fc7a28584b08e262af4d.jpg

Khoa nội 2

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed104.jpg

Ảnh các khoa, phòng

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed (59).jpg

Ảnh các khoa, phòng 3

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed (36).jpg

Ảnh các khoa, phòng 2

/images/companies/huyhieu/50 nam benh vien/DSC_7908.JPG

Kỷ niệm 50 năm Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

VCB Bidv MB Bank Bidv MB Bank VCB Vietcombank Vietcombank Tech Tech SHB SHB PVCombank PVCombank GPBank GPBank CBBank CBBank
Copyright 2017 © bvxanhpon.vn