12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội
logo
Cấp cứu
0915829065
Khoa khám bệnh
0985777608
Hotline
0982414127
Tổng đài CSKH
19006155

VIÊM RUỘT THỪA Ở TRẺ EM: NGUYỄN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ.

Viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại nhi thường gặp nhất. Chẩn đoán viêm ruột thừa nhiều lúc khó khăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chẩn đoán và phẫu thuật sớm cho kết quả tốt, hạn chế biến chứng.

Viêm ruột thừa ở trẻ em thường xảy ra ở khoảng lứa tuổi từ 10-19 tuổi, nguyên nhân chủ yếu do ruột thừa bị tắc nghẽn hoặc do các nhiễm trùng khác trong ổ bụng lây nhiễm vào ruột thừa. Tuy nhiên viêm ruột thừa vẫn có thể xảy ra ở những trẻ từ 2-

5 tuổi với biểu hiện của đau bụng, sốtnôn mửa, ăn không ngon, chán ăn. Ở những trẻ viêm ruột thừa dưới 2 tuổi, do trẻ không thể mô tả cũng như xác định vị trí đau, các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu như thường xuyên quấy khóc, sốt, nôn, tiêu chảy.

Ruột thừa là gì và ở đâu?

Ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa, nằm ở ngã ba nối ruột non và ruột già. Thông thường, ruột thừa nằm ở vùng bụng dưới bên phải, ngoài ra có nhiều trường hợp nằm ở các vị trí khác lân cận, thậm chí ở giữa và bên trái bụng.

RT.png

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

- Tắc nghẽn lòng ruột thừa: được xem như là nguyên nhân chủ yếu gây viêm ruột thừa cấp. Các dị vật như sỏi phân, thức ăn (hạt, sợi rau...), ký sinh trùng, khối u hoặc khối hạch phì đại có thể gây tắc nghẽn lòng ruột thừa. Dịch trong lòng ruột thừa bị ứ đọng, làm tăng áp lực trong lòng ruột thừa. Đồng thời, vi khuẩn phát triển và xâm nhập thành ruột. Cuối cùng đưa đến tình trạng hoại tử ruột thừa (viêm ruột thừa tắc nghẽn).

- Vết loét niêm mạc ruột thừa: Thương tổn viêm bắt đầu từ vết loét trên niêm mạc ruột thừa, xâm lấn dần tới các lớp bên dưới, khiến cho thành ruột thừa phù nề và làm tắc các mạch máu nuôi ruột thừa. Lúc này ruột thừa bị thiếu máu nuôi và hoại tử (viêm ruột thừa xuất tiết)

Triệu chứng viêm ruột thừa

Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp cho thấy có thể trẻ đang bị viêm ruột thừa:

- Đau bụng: vùng hố chậu phải, thường bắt đầu ở vùng trên rốn, sau đó đau quanh rốn rồi tập trung về vùng hố chậu phải. Tuy nhiên, ở những trẻ còn nhỏ tuổi, đôi khi xác định điểm đau của trẻ là cả một vấn đề khó khăn. Khi đó người lớn nên quan tâm đến các cử chỉ hành động của trẻ như quấy khóc, hay sờ tay vào vùng bụng, bác sĩ khám chỗ nào cũng kêu đau. Trẻ bị đau bụng không có nghĩa là trẻ bị viêm ruột thừa. Cần lưu ý phân biệt tình trạng trẻ bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, đầy bụng, khó tiêu, do dị ứng với thức ăn hay các bệnh lý thường gặp khác như lồng ruột, viêm ruột...

- Đau bụng có thể kèm sưng tấy đỏ vùng bụng đặc biệt là vùng hố chậu phải. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em. Khám sờ vào trẻ đau, dấu hiệu cứng thành bụng dương tính.

Biếng ăn: Đột nhiên trẻ biếng ăn ngay cả khi trẻ được ăn những món ăn mà hằng ngày trẻ rất yêu thích.

- Sốt: Trẻ bị sốt từ 37-39 độ C, một số trường hợp viêm cấp có thể sốt cao trên 40 độ C. Điều này cho thấy trong cơ thể trẻ đang xảy ra một tình trạng viêm nhiễm nào đó cần được chẩn đoán sớm để điều trị.

- Có thể biểu hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn, nôn ra dịch dạ dày, bụng đầy chướng khó chịu, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.

- Mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn.

- Trẻ bị viêm ruột thừa cũng có thể bị rối loạn đi tiểu thường xuyên, đau khi đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ. Do đó các bậc phụ huynh cần đưa con  khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được theo dõi tại bệnh viện vì việc theo dõi ở nhà rất nguy hiểm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ. 

Biến chứng của viêm ruột thừa

Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là  viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.

 Xử trí của cha mẹ khi nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa

Nếu trẻ có những biểu hiện nghi ngờ viêm ruột thừa thì tạm thời không cho trẻ ăn uống nhiều, không tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ hay bệnh viện có chuyên khoa ngoại nhi để khám ngay và nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.

Ruột thừa viêm rất khó chẩn đoán ở trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi. Đôi khi trẻ bị ruột thừa viêm muộn đã có biến chứng nhưng trước khi đến bệnh viện, một số phụ huynh lại có suy nghĩ cho trẻ ăn no để sau mổ dễ hồi phục, suy nghĩ như vậy là không đúng. Việc cho trẻ ăn trước khi mổ 6 tiếng có thể ảnh hưởng đến quá trình gây mê trong mổ và dễ dẫn đến tai biến trong gây mê có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Tùy từng tình trạng bệnh lý của trẻ, thông thường trẻ có thể ăn uống trở laị sau mổ 6 tiếng. Đầu tiên trẻ có thể uống tí nước đường, sau đó là thức ăn mềm. Sau mổ 24 tiếng, trẻ có thể ăn uống trở lại bình thường. Nên ăn uống những thức ăn mà trẻ đã quen trước đó. Trẻ có thể xuất viện sau 3 ngày.


Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
25/04/2025 / bvxanhpon
Ngày 25/4, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an phối hợp cùng Công an TP Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Sở Y tế TP Cần Thơ, Bệnh viện Trường Đại học Nam Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức thăm khám, cấp phát
13/04/2025 / Admin
Trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ghi nhận nhiều trường hợp một số cá nhân mạo danh bác sĩ của Bệnh viện để tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh hoặc tham gia các hoạt động chuyên môn về y tế dưới danh nghĩa là người của Bệnh viện.
28/03/2025 / Admin
Hòa chung không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước, ngày 26/3/2025, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức lễ kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025). Sự kiện không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn mà còn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí cống hiến của tuổi trẻ bệnh viện trong giai đoạn mới.
26/03/2025 / Admin
Nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của nghề Công tác xã hội, đồng thời ghi nhận những đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ Công tác xã hội và các nhà hảo tâm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3.
28/02/2025 / Admin
Căn cứ theo Kế hoạch số 492 của Sở Y tế Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động truyền thông hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025), và thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ cùng Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, chiều ngày 27/02 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã long trọng tổ chức LỄ KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM – ngày lễ đặc biệt nhằm tôn vinh những người đã và đang cống hiến hết mình vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Buổi lễ có sự tham dự của Đồng chí Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, người đã có bài
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/Anh hoat dong/khoa noi 2/z6000698776434_b8b711e39912fc7a28584b08e262af4d.jpg

Khoa nội 2

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed104.jpg

Ảnh các khoa, phòng

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed (59).jpg

Ảnh các khoa, phòng 3

/Images/companies/bvxanhpon/thu vien/CBCNV/unnamed (36).jpg

Ảnh các khoa, phòng 2

/images/companies/huyhieu/50 nam benh vien/DSC_7908.JPG

Kỷ niệm 50 năm Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

VCB Bidv MB Bank Bidv MB Bank VCB Vietcombank Vietcombank Tech Tech SHB SHB PVCombank PVCombank GPBank GPBank CBBank CBBank
Copyright 2017 © bvxanhpon.vn