Thời gian gần đây, có khá nhiều phụ huynh có gọi điện đến tổng đài CSKH của BV 19006155 hỏi về vấn đề CẮT THẮNG LƯỠI Ở TRẺ EM.
Dưới đây là chia sẻ của Bs CKI Nhâm Tuấn Anh - Trưởng khoa TMH BVĐK Xanh Pôn về vấn đề này, mời quí vị cùng đón đọc:
==========================
CẮT THẮNG LƯỠI TRẺ EM & NGƯỜI LỚN

Thắng lưỡi (hay còn gọi: hãm lưỡi, phanh lưỡi) đi từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi.

KHI NÀO CẦN CẮT
Khi thắng lưỡi quá ngắn hoặc bị dính, ảnh hưởng tới vận động bình thường của lưỡi làm cho:
- Trẻ bú mẹ: thắng lưỡi ngắn (dính) gây cho trẻ bú mẹ khó khăn
- Trẻ lớn, người lớn: nói khó, nói ngọng, có thể khó khăn trong ăn uống ...

LỨA TUỔI NÀO CÓ THỂ CẮT
- Ngắn hoặc dính thắng lưỡi không phải là bệnh lý cấp cứu phải thực hiện ngay. Tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, phát âm, sự phát triển của trẻ ...
- Cắt thắng lưỡi không phải là kỹ thuật khó, ít tai biến, với trẻ em thực hiện dưới sự hỗ trợ của Bs Gây mê nên khá an toàn, có thể về nhà trong ngày.

Vì vậy cắt thắng lưỡi có thể thực hiện ở bất cứ lứa tuổi nào.

CẮT THẮNG LƯỠI Ở ĐÂU

Để tránh lạm dụng kỹ thuật, chỉ định chưa đúng, người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở uy tín, để được khám tư vấn và chỉ định cắt bởi các Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc RHM.